điều trị và phòng bệnh sởi

Tin Tức Sức Khỏe

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng giúp bệnh nhân hồi phục dần, người mắc bệnh sởi cần được cách ly kịp thòi, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

Điều trị

  • Dinh dưỡng: không cần thiết phải kiêng cự quá, cần cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, để tránh suy dinh dưỡng, khó hồi phục và gây biến chứng dễ bội nhiễm. Chú ý dùng thêm vitamin A tránh loét giác mạc.
  • Vệ sinh răng miệng, da, mắt
  • Điều trị hỗ trợ và triệu chứng

Hạ nhiệt: bệnh nhân sốt cao, đe dọa co giật, có thể dùng những biện pháp vật lý để hạ nhiệt, cho uống nhiều nước. Tránh dùng aspirin có thể gây hội chứng Reyer

paracetamol

Giảm ho

Tránh dùng corticoid dễ gây ban xuất huyết

Không dùng kháng sinh bừa bãi khi không có chỉ định

Bồi phụ nước và điện giải qua đường uống. Chỉ định truyền dịch duy trì khi bệnh nhân nôn nhiều, có nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải.

Bổ sung vitamin A:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp

Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp

Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp

Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A dùng lại liều trên sau 4-6 tuần.

Chú ý các trường hợp mắc sởi có biến chứng nặng thường có giảm protein và albumin máu nặng, cần cho xét nghiệm và bù albumin kịp thời.

  • Điều trị biến chứng của bệnh sởi:

Trường hợp bội nhiễm cần dùng kháng sinh thích hợp dựa vào lâm sàng, Xquang phổi, kháng sinh đồ.

Viêm thanh quản, cho thở oxy, dùng thuốc chống co thắt thanh quản, chống phù nề. nếu nặng phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.

Viêm não: chống co giật bằng thuốc an thần, chống phug não, thở oxy khi có suy hô hấp, tránh loét, đặt sonde dạ dày để cho bệnh nhân ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng.

Theo dõi tình trạng nhiễm lao bằng Xquang phổi, làm phản ứng Mantoux 6 tháng 1 lần sau khi khỏi bệnh.

Chỉ định IVIG khi có nhiễm trùng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não. Chế phẩm lọ 2,5g/50ml. Liều 5 mg/kg/ngày x 3 ngày liên tiếp. Truyền tĩnh mạch trong 8-10 giờ.

 

Phòng bệnh

  • Phòng không đặc hiệu:

Cần cách ly bệnh nhân

Đối với người tiếp xúc bệnh nhân sử dụng immunoglobulin tiêm bắp sớm trong 3-6 ngày từ khi phơi nhiễm voiws sởi đối với các bệnh nhân đang nằm điều trị tại viện vì những lí do khác. Không dùng cho trẻ đã dùng IVIG trong vòng 1 tháng hoặc đã tiêm phòng đủ 2 mũi sởi. Dạng bào chế IG 16%, ống 2 ml liều 0,25 ml/kg tiêm bắp, 1 vị trí tiêm không quá 3 ml. Đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc phải có thể dùng liều gấp đôi.

  • Phòng đặc hiệu:

Vacxin sởi sống giảm độc lực, trong chương trình tiêm chủng mở rộng làm giảm tỉ lệ mắc sởi rõ rệt.

Chỉ định tiêm lúc trẻ 9 tháng tuổi liều lượng 0,5 ml tiêm dưới da, có thể tiêm nhắc lại 1  lần nữa.

Chống chỉ định: trẻ đang mắc lao không điều trị, phụ nữ có thai, người bị bệnh ung thư hay bệnh ác tính hoặc ở người đang dùng thuốc giảm miễn dịch.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men- lấy lại bản lĩnh quý ông

Sản phẩm sản xuất với công nghệ và nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kì với các dược liệu quý hiếm như maca, dâm dương hoắc, nhân sâm, sâm Ấn Độ. Tất cả đã tạo nên một công thức đặc biệt, giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, trả lại …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Cứu tinh cho nam giới mắc chứng xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là một trong những biểu hiện có thể gặp ở người đàn ông bị yếu sinh lý. Phần lớn khi gặp phải vấn đề này, nam giới thường e ngại, tự ti và vướng phải nhiều rắc rối trong chuyện gối chăn. Để giúp giải quyết vấn …

Tin Tức Sức Khỏe
Những biện pháp điều trị xuất tinh sớm mà nam giới nên biết

Xuất tinh sớm là một trong những dấu hiệu có thể gặp ở nam giới bị yếu sinh lý. Đa số những người gặp phải tình trạng này thường có tâm lý e ngại và tự ti hơn trong chuyện gối chăn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến …

đặt mua thuốc giao hàng tận nhà