Da và cơ của cơ thể
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Cấu tạo và chức phận của da
Cấu tạo của da
- Da bao bọc toàn bộ mặt ngoài cơ thể. Cấu tạo của da gồm 3 lớp thượng bì và hạ bì
- Thượng bì: là lớp trên cùng trên da, cấu tạo biểu mô lát tầng. Càng lên cao, các tế bào càng dà, mất nhân và mất vảy
- Trung bì là lớp giữa của da được cấu tạo bởi tổ chức liên kết chứa mạch máu và các nhánh dây thần kinh
- Hạ bì là lớp dưới cùng của da được cấu tạo bởi những tế bào mỡ tạo nên những khối mỡ
- Ngoài 3 lớp trên ra, da còn được cấu tạo bởi các bộ phận phục thuộc da như
+ Hệ thống lông, tóc, móng,..
+ các tuyến mồ hôi, tuyến bã có tác dụng bài tiết mồ hôi và chất bã cho cơ thể
+Tuyến sữa có tác dụng bài tiết sữa.
Chức phận của da
- Có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống các tác nhân gây bệnh ở bên ngoài xâm nhập vào
- Da là nơi bài tiết chất độc vào cơ thể thông qua sự bài tiết mồ hôi
- Điều hóa nhiệt độ và giữ thăng bằng toan-kiềm cho cơ thể
- Da là nơi dự trữ mỡ cho cơ thể
-
Về cơ
Cấu tạo của cơ
Cơ được cấu tạo bởi những tế bào có đặc tính co rút là tế bào hay sợi cơ. Có 3 loại cơ: cơ trơn, co tim, cơ vân
- Cơ trơn
Tế bào cơ trơn hình thoi, nhân hình gậy ở trung tâm của tế bào. Trong nguyên sinh chất có những tơ cơ làm cho cơ co rút được. Cơ trơn thường được cấu tạo các cơ quan nội tạng như thành ống tiêu hóa, thành tử cung, thành mạch máu. Cơ trơn co rút mạnh, không theo ý muốn và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật.
- Cơ vân
Tế bào cơ vân hình lăng trụ, có nhiều nhân ở rìa tế bào. Trong nguyên sinh chất chứa tơ cơ chạy dọc tế bào cơ. Các tơ cơ có vạch sáng tối tạo thành các vân cơ. Nhiều tế bào cơ vân hợp thành vân của cơ. Nhiều bó lớn hợp thành bắp cơ gân bọc bên ngoài. Cơ vân được cấu tạo ở dưới da và bám vào các đầu xương. Cơ vân co rút nhanh mạnh theo ý muốn và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh động vật.
- Cơ tim
Tế bào cơ tim hình lăng trụ giống cơ vân song không xếp thành bó mà xếp thành hình lưới. Cơ tim chỉ có ở tim. Cơ tim co rút theo hệ thống thần kinh tự động đặc biệt là hệ thống nút nằm ở thành cơ tim
Tính chất của cơ
- Tính đàn hồi: khi ta kéo, cơ có thể giãn dài ra được và cơ thể trở về vị trí ban đầu nếu ta không kéo. Tính đàn hồi của cơ rất yếu, vì vậy nếu dùng một lực quá mạnh, làm cơ dãn dài ra quá thì quá trình đàn hồi có thể mất.
- Tính co rút của cơ: cơ co rút theo 2 chiều: co ngắn và co căng. Khi cơ co, chiều dài của cơ ngắn lại còn gọi là cơ ngắn. Khi cơ co chiều dàu của cơ không thay đổi gọi là co căng. Trong cơ thể, cơ thường co theo kiểu pha, nghĩa là vừa co ngắn vừa co căng. Tính co rút của cơ là do các tơ cơ nằm trong nguyên sinh chất của tế bào cơ đảm nhiệm.
- Tính hưng phấn của cơ: khi kích thích, cơ đáp ứng bằng một cơ rút, gọi là tính hưng phấn của cơ. Kích thích có thể vật lý, hóa học, cơ học,.. trong cơ thể những kích thích sinh lý là luồng xung động thần kinh từ tế bào thần kinh đến tế bào cơ và làm co rút cơ.
Chức năng của cơ
- Cơ hoàn thiện cấu tạo các bộ phận hình thể con người
- Cơ phối hợp với xương làm cơ thể vận động
- Có tác dụng bảo vệ cơ thể. Bảo vệ bộ phận bên trong
Không có phản hồi